Hoàng Đế Duy TânHoàng Đế Duy Tân

Vua Duy Tân là một trong những vị Vua nổi bậc nhất trong số những vị Vua của Triều đình nhà Nguyễn.
Hoàng thái Tử Vĩnh San là con của Vua Thành Thái, Vua Duy Tân lên ngôi năm 7 tuổi. Niên hiệu của Vua là Duy Tân có ý nghĩa là "Bạn của sự đổi mới". Các cận thần đã nâng thêm một tuổi cho Vua Duy Tân để hợp với vóc dáng của Vua, do đó nhiều sách sử đã ghi lại năm Vua Duy Tân lên ngôi là 8 tuổi. Vì Vua cha luôn chống đối không hợp tác với người Pháp nên các quan Pháp đã đày Vua Thành Thái đi nơi khác và thay thế bởi một trong các người con là Vua Duy Tân với hy vọng có thể gây ảnh hưỡng để Vua Duy Tân có thái độ thân thiện hơn với chế độ bảo hộ của người Pháp.
Khi đến lúc quyết định chọn người thừa kế Vua Thành Thái thì Hoàng Thái Tử Vĩnh San vắng mặt và sau đó người ta đã tìm thấy Hoàng Thái Tử đang chơi bắt dế. Người Pháp liền quyết định chọn cậu con trai này, vì sự thiếu quan tâm đến việc Triều đình nên được phong ngôi lên làm Vua. Nhưng về sau người Pháp nhận thấy sự sai lầm của mình vì chính Vua Duy Tân là người đã quan tâm và dâng hiến nhiều nhất trong cuộc xây dựng tự do cho đất nước mình.

Vào những thời gian đầu, Vua Duy Tân đã bị bao bọc bởi những cận thần và các thầy giáo thân tín với người Pháp. Kể cả Hội đồng nhiếp chính đã điều hành đất nước cho đến ngày Vua Duy Tân trưởng thành. Dần dần với số tuổi đời càng cao, Vua Duy Tân tỏ ra tinh thôn hơn khi phải đồi phó với các tên gián điệp của Pháp trong Triều đình.

Tuy rằng Vua Duy Tân được xem như là một người thân Pháp, tuy vậy Vua rất ghét những luật lệ áp đặt trêm đất nước mình và kêu gọi việc duyệt lại Hòa ước Patenotre ký kết năm 1884. Vua Duy Tân cũng ban hành giãm thuế và bải bỏ những thủ tục nghi lể tốn kém trong Triều đình, giãm chi tiêu của Triều đình và giãm lương bổng các quan chức lớn kể cả chính mình. Khi người Pháp xâm phạm đến lăng của Vua Tự Đức, Vua Duy Tân đã nổi giận và phản đối kịch liệt. Vua Duy Tân tuyên bố với tư cách là nhà Vua, người có toàn quyền giải quyết mọi vấn đề của nước Việt Nam. Sau lời tuyên bố đó, Vua và một nhóm người đã lập kế hoạch cho một cuộc nổi loạn chống lại chế độ bảo hộ của người Pháp.
Vị Vua 16 tuổi này cũng đã lên các chiến thuyền mong manh và dùng loa kêu gọi dân chúng nổi dậy. Không may cho nhà Vua, một trong những người cộng tác đã phản bội và tố cáo với Pháp. Viên Toàn quyền Đông Dương người Pháp đã yêu cầu Vua Duy Tân xem lại hành động của mình và nhiều hay ít phải tỏ ra ăn năn hối hận về sự phản bội này. Vua Duy Tân trả lời: "Nếu Ông công nhận tôi là một vị Hoàng Đế trưởng thành, tôi không cần Hội đồng nhiếp chính cũng như lời khuyên của Ông. Tôi sẽ điều hành công việc đất nước ngang hàng với các nước khác cũng như nước Pháp".
Với lời tuyên bố đó đã cho nước Pháp thấy rỏ là Vua Duy Tân phải ra đi. Các người theo Vua Duy Tân đã phải thú nhận tội mình để tránh cho Vua khỏi bị hành quyết và họ đã hô to: "Trời vẩn còn thì đất và Triều đại vẩn còn. Hoàng Đế muôn năm! " khi bị chặt đầu tại An Hòa. Vua Duy Tân được tha vì còn nhỏ tuổi và ngày 3 tháng 11 năm 1916 Vua bị đày ra khỏi Việt Nam cùng với cha. Sau đó hầu như không còn ai có hy vọng chống lại sự đô hộ của người Pháp.

Dù sao Vua Duy Tân cũng đã tiếp tục làm bất cứ điều gì có thể làm được để cứu giúp đất nước. Trong Thế chiến thứ 2, Vua cũng đã gia nhập quân đội Pháp với tư cách là thông dịch viên để giúp đồng minh. Và trên đuờng trở về lại Việt Nam vào cuối năm 1945, Vua Duy Tân đã bị tử nạn trong một tai nạn máy bay một cách bí ẩn. Tro cốt Ngài được đem chôn cất tại miền trung Phi Châu và cho đến năm 1987, thì chánh quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho phép được đua về chôn cất tại Huế vào ngày 4 tháng 4.

Việt Nam đã có thể nhìn lại thời kỳ rạng rở của Triều đình khi tro cốt của Vua Duy Tân được đưa đến an nghĩ tại Cố dô Huế với tất cả nghi thức và long trọng.