May 2018

Năm 1823, vua Minh Mạng làm bài Đế hệ thi để quy định chữ lót trong việc đặt họ tên cho con cháu phái nam các thế hệ sau.

Ngoài ra, nhà vua cũng có làm thêm 10 bài gọi là Phiên hệ thi để đặt chữ lót cho con cháu các thế hệ của các anh em mình (tức con trai của vua Gia Long).

Tạm dịch:
Huân nghiệp lớn do Tổ Tiên gầy dựng.
Gắng giữ gìn cho xứng ân sau.
Phồn vinh thịnh đạt dài lâu.
Anh tài hiền đức cùng nhau bảo toàn.
Đời đời nối nghiệp tiền nhân.
Nước nhà hưng vượng muôn phần phát huy.

Giải nghĩa:
MIÊN: Trường cửu
HƯỜNG (HỒNG)*: Oai hùng
ƯNG: Nên danh
BỬU: Bối báu
VĨNH: Bền chí
BẢO: Ôm lòng
QUÝ: Cao sang
ĐỊNH: Tiên quyết
LONG: Rồng tiên
TRƯỜNG: Vĩnh cửu
HIỀN: Tài đức, phúc
NĂNG: Gương
KHAM: Đảm đương
KẾ: Kế sách
THUẬT: Ghi chép
THẾ: Trường thọ
THOẠI (THỤY)*: Ngọc quý
QUỐC: Giang san
GIA: Muôn nhà
XƯƠNG: Phồn thịnh

* - HƯỜNG - kỵ húy HỒNG
- THOẠI - kỵ húy THỤY

Theo đó, họ tên cho phái nam được đặt như sau: Nguyễn Phúc (Phước) + chữ lót trong Đế hệ thi + tên.

Để đơn giản có nhiều gia đình bỏ chữ Nguyễn Phúc,
nghĩa là chỉ còn chữ lót trong Đế hệ thi + tên.

Về phái nữ thì họ tên con của vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc + tên.

Các đời tiếp theo mang họ tên như sau:
- Công Nữ + tên (ngang hàng Hường + tên)
- Công Tôn Nữ + tên (ngang hàng Ưng + tên)
- Công Tằng Tôn Nữ + tên (ngang hàng Bửu + tên)
- Công Huyền Tôn Nữ + tên (ngang hàng Vĩnh + tên)
- Tiếp đó, ngang hàng với Bảo của phái nam, họ dùng cho phái nữ không còn thống nhất nữa (Tôn Nữ + tên, Công Huyền Huyền Tôn Nữ + tên, Nguyễn Phước + tên, …)

Hiện nay, Nguyễn Phước + chữ lót trong Đế hệ thi + tên, được nhiều gia đình dùng đặt họ tên cho cả nam lẫn nữ.